Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò

Nhung tat benh thong thuong trong lua tuoi hoc tro 1Hậu quả của bón thì các em đều biết đó! Cứ trông ai mặt mày cau có, gắt gỏng là chắc ruột người ấy không tốt rồi! Có nhiều người bị nhức đầu vì bón, có người bị bón phân khô, cứng làm rách hậu môn, mỗi lần đi cầu chảy máu và lâu ngày trở thành một thứ bệnh “đau khổ” là bệnh trĩ vậy. Em cũng cần để ý là bệnh bón thường xảy ra ở phái nữ (Con gái hay thẹn mà! Con trai có thể ra ngoài đồng trống, ra bờ sông cho mát mẻ, nhưng con gái thì phải rán về nhà); ở những người thành thị, những người ít vận động (thư ký, học trò) v.v…

Nhất là học trò! Nếu ngay từ lúc nhỏ, cha mẹ ta không dạy cho ta một thói quen tốt là đi cầu mỗi ngày, đúng giờ v.v… hoặc gieo vào trí óc non nớt của ta quan niệm sai lầm rằng phân là cái gì gớm ghiếc thì chắc chắn ta sẽ bị khổ vì bón sau này! Bởi “nghề” đi học vốn là một nghề ít hoạt động, lại có nhiều bạn bè… làm ta mắc cỡ, ta ít khi có can đảm đứng lên xin thầy… “cho đi cầu”. Và nhất là ít có trường có nhà cầu thực thoải mái. Có lẽ quý vị y tế học đường để ý thêm vụ này: có một phòng thuốc đẹp đẽ, có đầy đủ thuốc men là quý, nhưng cũng nên có một hệ thống cầu tiêu sạch sẽ cho mỗi trường.

Chứng bón kinh niên gây nên những hậu quả tai hại khác như ăn không ngon, khó tiêu, đau lâm râm ở hai bên bụng dưới, mất ngủ, chóng mặt, gầy yếu, mệt mỏi, đôi khi ói mửa và nóng hâm hấp mà không rõ nguyên nhân.

Nếu em đã đọc kỹ phần trên, thì không cần tôi phải nói cách điều trị bón, em đã tự điều trị được rồi. Nhưng hãy nhỡ đừng nhờ đến thuốc nhuận trường hay thuốc xổ! Thuốc này tai hại lắm! Nó làm ta đau bụng, khó chịu, đôi khi làm ta… lỡ bộ kẹt lắm, nhất là tạo thành cái thói quen tai hại vì sau cơn… chảy lại tiếp theo cơn bón và cứ làm thế làm thành cái vòng lẩn quẩn! Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ quyết định cho em dùng thuốc xổ để khởi động lại bộ máy đã mỏi hoặc dùng vài loại thuốc bơm rửa v.v…

Tóm lại:

– Cố gắng tập một thói quen tốt về vệ sinh. Mỗi ngày nên đi cầu một lần. Đi đúng giờ và dù không muốn cũng cứ đi! Nếu bực mình lắm thì mang theo một tờ báo hoặc vài công thức toán hóa học vào cầu… ôn.

– Nên ăn đủ lượng thực phẩm! Nhiều chất có bã (rau cải, hao quả…). Nên ăn đủ lượng nước (trong phân có 3/4 nước). Có nhà chuyên môn khuyên mỗi sáng nên uống một ly nước, nửa giờ trước bữa điểm tâm.

Nhung tat benhthong thuong trong lua tuoi hoc tro 2

– Tập thể dục các bắp thịt bụng mỗi ngày và nên đi bộ thường xuyên.

– Nếu có bệnh gì về ruột, hậu môn thì phải chữa. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách dùng thuốc nhuận trường, xổ, hoặc bơm rửa v.v… nếu cần. Một vài trường hợp bón hoặc do thực phẩm khó tiêu, hoặc do ruột già hoạt động không tốt (co thắt hay tê liệt v.v…) cũng như vài trường hợp bón kinh niên do thần kinh tâm lý suy nhược cần có ý kiến của thầy thuốc.

Chắc có em sẽ hỏi tôi về phương pháp Oshawa. Có người theo phương pháp gạo lứt muối mè của Oshawa thấy kết quả tốt trong việc điều trị bón kinh niên. Phương pháp này có vài điều có vẻ nghịch lý với tây y. Chẳng hạn: uống càng ít nước càng tốt, ăn gạo lứt có nhiều chất cám (mà chất này có thể quả quyết là đúng hay sai về phương diện điều trị bệnh bón, tuy nhiên tôi tin rằng phương pháp Oshawa có thể chữa được bệnh bón vì những lý do sau đây:

1. Người theo phương pháp này phải nhai thực kỹ, thực nhuyễn thức ăn. Điều này giúp sự tiêu hóa dễ dàng.

2. Trong cám có sinh tố B1 là chất cần thiết cho tiến trình tạo năng lượng, và năng lượng này giúp cơ thể nói chung và bộ tiêu hóa nói riêng làm việc mạnh hơn (co bóp).

3. Mè chứa nhiều chất dầu. Chính chất dầu mè này làm trơn ruột…

4. Phương pháp Oshawa cũng khuyên ăn nhiều rau cả, là những chất có nhiều bã.

5. Người ăn theo phương pháp này phải luôn luôn giữ tâm hồn bình thản, vui tươi… mà điều này cũng giúp ích nhiều cho sự tiêu hóa.

Em có biết Lâm Ngữ Đường, triết gia danh tiếng của Trung Hoa, nghĩ thế nào về hạnh phúc không? Ông viết: “Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề tiêu hóa, phần lớn thuộc về sự hoạt động của ruột… Ruột ta mà hoạt động điều hòa thì ta sung sướng, không thì ta khổ sở.

Bài liên quan:

Nhận xét bài: Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò

Bình luận về bài viết này