Bệnh trĩ cần đề phòng đúng cách

Benh tri can de phong dung cach 1Tôi năm nay 48 tuổi, cách đây khoảng môt năm vùng dưới da gần kề hậu môn xuất hiện một lằn nhỏ cộm cộm dài khoảng một cm, nhỏ như sợi dây gân, từ nơi đó lớn dần lên (đến nay đã khoảng một năm) thấy cộm nhiều hơn nay dài khoảng 1,5 cm, to bằng đầu đũa ăn (đầu nhỏ) thấy cưng cứng, thỉnh thoảng thấy hơi rát rát, sờ vào thấy có một tí máu (nhưng không thường xuyên).

Hiện tại sức khoẻ và sinh hoạt cũa tôi vẫn bình thường, đi cầu mỗi sáng một lần, không táo bón. Xin bác sĩ cho biết đây là bệnh gì khám và điều trị ra sao? Ở đâu ? Mong được hồi âm. Xin toà soạn trả lời vào hộp thư của tôi. Rất cám ơn!

BS ĐÀO XUÂN DŨNG: Theo sự mô tả như trên thì có thể là sự phát triển trĩ ngoại nhưng để có chẩn đoán chính xác, cần đi khám ở thầy thuốc chuyên về các bệnh ở hậu môn. Nhân đây cũng xin cung cấp một số hiểu biết về bệnh trĩ.

Trĩ: là hiện tượng giãn tĩnh mạch ở vùng trực tràng thấp và hậu môn. Đôi khi tĩnh mạch giãn ngoài hậu môn, có thể nhìn thấy được, khi đó gọi là trĩ ngoại. Nếu búi giãn tĩnh mạch nằm ở sâu hơn, trong trực tràng, không nhìn thấy được thì gọi là trĩ nội. Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, nhất là khi bị táo bón.

Nguyên nhân của bệnh trĩ hiện nay chưa rõ ràng. Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp phòng ngừa trĩ phát triển: Táo bón là một nguyên nhân thường gặp gây ra trĩ do đó cần ăn nhiều rau quả để có nhiều chất xơ (giúp nhu động ruột mạnh hơn)… Cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh uống rượu vì có thể làm cho phân khô và nhỏ. Vận động thân thể thường xuyên cũng cần thiết và có lợi cho tiêu hoá. Người ta nhận thấy trĩ xảy ra đa số ở người lớn tuổi, nam bị nhiều gấp đôi nữ.

Benh tri can de phong dung cach 2

Các yếu tố thuận lợi khiến bệnh trĩ dễ xảy ra là:

Viêm đại tràng mạn tính và táo bón kinh niên: khi bị những bệnh này, bệnh nhân khi đi cầu phải rặn nhiều khiến áp lực trong ống hậu môn tăng lên khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng lên khi phân đi qua, lâu ngày sinh ra trĩ.

Áp lực ổ bụng tăng thường xuyên: thường gặp ở những người phu khuân vác, ho nhiều do bệnh ở phổi, phế quản tạo điều kiện thuận lợi cho trĩ xuất hiện. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ do nguyên nhân này cũng khá cao ở người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may… Ngoài ra, ở những người bị ung thư trực tràng, có thai ở những tháng cuối… các tĩnh mạch cũng bị chèn, cản trở máu hồi lưu dẫn đến dễ bị trĩ.

Triệu chứng:

Thường gặp là có cảm giác khó chịu, đau, có khi kèm chảy máu mỗi khi đi cầu. Trĩ sa (là trĩ nhô ra ngoài hậu môn) làm chảy chất nhầy và ngứa quanh hậu môn. Nếu trĩ sa bị nghẽn mạch và nghẹt búi trĩ thì gây đau dữ dội.

Điều trị:

Trường hợp nhẹ: Tránh đừng để bị táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, tập thói quen đi cầu đều đặn.

Bài liên quan:

Nhận xét bài: Bệnh trĩ cần đề phòng đúng cách

Bình luận về bài viết này